máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì? Đây là câu hỏi không khó trả lời khi mà ngày nay các loại thuốc chữa bệnh được dễ dàng tìm thấy chỉ qua vài click chuột.
Tuy nhiên, việc tiếp cận quá nhiều nguồn thông tin khác nhau cũng khiến cho chúng ta bối rối, không biết phải lựa chọn loại thuốc nào cho phù hợp với mình và người thân.Trong nội dung bài viết này, Vitafood sẽ bật mí cho bạn các kiến thức về máu nhiễm mỡ và thông tin về các loại thuốc thường được sử dụng, có hiệu quả cao trong điều trị máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì?
Trước tiên, muốn biết máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì, chúng ta phải hiểu được thế nào là máu nhiễm mỡ, nguyên nhân và nguy cơ gặp phải khi bị máu nhiễm mỡ.
Máu nhiễm mỡ, hay còn được gọi là rối loạn chuyển hóa Lipid máu là tình trạng xảy ra khi mà một trong các chỉ số Cholesterol trong huyết tương, Triglycerid, Cholesterol xấu trong máu (LDL-C) tăng cao hơn so với mức bình thường (Cholesterol > 5,2mmol/l, Triglycerid > 2,24mmol/l, LDL-C > 3,4mmol/l) hoặc Cholesterol tốt (HDL-C) giảm xuống dưới 0,9mmol/l.
Máu nhiễm mỡ xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu bao gồm các nguyên nhân sau:
Việc xác định được nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ của mình sẽ góp phần trả lời câu hỏi máu nhiễm mỡ uống thuốc gì và lựa chọn được loại thuốc phù hợp với mình hơn.
Chế độ ăn, sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến mỡ máu
Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng nhận biết rõ ràng, rất khó phát hiện nếu người mắc chủ quan. Người bị máu nhiễm mỡ thường chỉ phát hiện khi đã ở vào giai đoạn nặng, gây tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác.
Máu nhiễm mỡ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ chỉ có thể được phát hiện bằng biện pháp xét nghiệm. Tuy nhiên, các số liệu thống kê cho thấy người bệnh xet nghiệm phát hiện máu nhiễm mỡ đa số đều đã ở tình trạng máu nhiễm mỡ nặng, thậm chí đã bị biến chứng dẫn tới các bệnh lý khác. Để ngăn ngừa hậu quả máu nhiễm mỡ mang lại, câu hỏi Máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì cần được đặt ra và tìm câu trả lời.
Được ví như một “sát thủ thầm lặng”, máu nhiễm mỡ là một căn bệnh mà các nhà nghiên cứu y học luôn đau đầu tìm ra loại thuốc phù hợp nhất, hiệu quả nhất để giải quyết.
Các loại thuốc, nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị máu nhiễm mỡ bao gồm:
Nhóm thuốc Statin bao gồm :Simvastatin, Pravastatin, Lovastatin, Atorvastatin,… ức chế quá trình hoạt hóa men HMG-CoA-reductase khiến cho gan giảm tổng hợp Cholesterol qua đó Cholesterol xấu trong máu.
Liều dùng: Các loại thuốc trong nhóm thuốc Statin đều không nên dùng trước khi ăn và thường được dùng 1 lần/ngày ngay trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, mỗi loại có liều lượng sử dụng khác nhau: Simvastatin dùng 5-40mg/ ngày; Pravastatin dùng 10-40 mg/ngày; Lovastatin dùng 10-20 mg/ngày; Atorvastatin dùng 10-80 mg/ngày.
Nhóm thuốc Statin thường xuyên được sử dụng trong điều trị máu nhiễm mỡ
Thuốc gắn kết mật thường được dùng trong điều trị tăng mỡ máu là Questran và Colestipol. Các thuốc này đẩy nhanh quá trình chuyển hóa Cholesterol sang acid mật, làm giảm lượng Cholesterol tích tụ trong gan, tăng hoạt hóa thụ thể LDL. Tuy nhiên, loại thuốc này làm tăng nhẹ Tryglicerid vì vậy không sử dụng trong trường hợp Tryglicerid trong máu tăng cao.
Liều dùng: Questran dùng trước hoặc ngay sau bữa ăn với 4-8g x 2 lần/ngày; Colestrid dùng 5-15g x 2 lần/ngày. Khi mới sử dụng thuốc chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ, sau đó có thể tăng dần.
Là một loại Vitamin giúp ức chế gan sản xuất ra các Cholesterol xấu.
Liều dùng: Nên bắt đầu với liều thấp khoảng 300mg/ngày chia làm 3 lần sau đó có thể tăng dần lên tối đa 2-4g/ngày.
Chống chỉ định sử dụng Nicotinic acid với bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, Goutte và đái tháo đường.
Các loại thuốc kể trên được sử dụng rất nhiều và đạt hiệu quả cao trong điều trị máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên, các loại thuốc này (và cả các loại thuốc tân dược điều trị máu nhiễm mỡ khác) đều mang đến các tác dụng phụ không mong muốn mà người bệnh nên cân nhắc về quyết định sử dụng.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc điều trị máu nhiễm mỡ khác nhau ở mỗi loại thuốc nhưng thường bao gồm các triệu chứng sau: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, táo bón, mất ngủ… Một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng tăng men gan và các vấn đề về cơ.
Hỏi ý kiến bác sĩ là điều rất cần thiết khi thắc mắc máu nhiễm mỡ nên uống thuốc gì.
Để tránh phải sử dụng thuốc mà vẫn có thể giảm mỡ máu, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm có tác dụng giảm mỡ máu được bào chế từ tự nhiên và không có tác dụng phụ như Cao Atiso Sapa
Cao actiso sapa
Cao Atiso Sapa là sản phẩm được sản xuất bởi công ty TNHH MTV Traphacosapa bằng nguồn nguyên liệu hoàn toàn từ cây Atiso Sapa, đạt tiêu chuẩn GACP của tổ chức Y tế Thế giới. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu, sản phẩm còn giúp thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan, hạ huyết áp, hỗ trợ phòng chống và điều trị các bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư…
Cao Atiso Sapa được bày bán rộng rãi tại các hệ thống đại lý, nhà thuốc và được công ty Vitafood phân phối độc quyền trên phạm vi cả nước. Để được tư vấn Miễn phí và đặt mua hàng Nhanh nhất, liên hệ Hotline: 024 38 687 687