Những điều ai cũng cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm Cholesterol

Thuốc giảm Cholesterol

Thuốc giảm Cholesterol

Thuốc giảm Cholesterol được sử dụng rất phổ biến hiện nay vì sự tiện dụng. Tuy nhiên, cần nắm bắt được một số kiến thức để tránh những sai lầm khi sử dụng.

Trong bài viết này, Vitafood sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức về Cholesterol và một số lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc giảm Cholesterol.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là chất béo Steroid màu vàng, được tổng hợp từ gan để thực hiện một số chức năng trong cơ thể như: duy trì thành tế bào, kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tổng hợp Vitamin D trong cơ thể từ ánh mặt trời, tạo mật xanh để hỗ trợ tiêu hóa các chất béo…

Thuốc giảm Cholesterol

Cholesterol cao gây tắc nghẽn mạch máu

Cholesterol cao là tình trạng xảy ra khi mà lượng Cholesterol được sản xuất ra trong cơ thể vượt quá so với nhu cầu cần sử dụng. Hơn nữa, các thực phẩm sử dụng trong cuộc sông hàng ngày như: thịt, mỡ động vật, lòng đỏ trứng, sữa, đồ ăn nhanh… cũng góp phần cung cấp một lượng lớn Choleterol vào cơ thể.

Khi lượng Cholesterol đạt tới một ngưỡng nhất định, hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến các bệnh lý khác nhau. Trong đó, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não là 2 biến chứng nguy hiểm nhất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan và cần có những biện pháp đối phó ngay lập tức như sử dụng thuốc giảm Cholesterol.

Để xác định một người có lượng Cholesterol cao, cách duy nhất là tiến hành xét nghiệm. Nếu lượng Cholesterol > 200 mg/dl ta có thể kết luận rằng người đó có lượng Cholesterol cao và bắt đầu có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Theo các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo, mức Cholesterol trong người nên giữ ở mức <180 mg/dl.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm Cholesterol

Không phải Cholesterol nào cũng cần giảm

Như đã nói ở trên, Cholesterol cao có thể dẫn đến các vấn đề bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế Cholesterol được chia làm 3 loại khác nhau và mỗi loại đem lại tác dụng tích cực hay tiêu cực khác nhau cho cơ thể.

  • High Density Lipoprotein (HDL), còn được gọi với cái tên Cholesterol tốt. HDL có tác dụng lấy bớt các Cholesterol khác từ các mảng xơ vữa trong thành mạch máu để mang về Gan phân hủy, qua đó giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mà HDL trong máu thấp, nguy cơ biến chứng sẽ tăng lên. HDL có thể được cung cấp, và tăng lên khi sử dụng các loại thuốc. Ngoài ra, tập luyện thể lực cũng góp phần làm tăng HDL.
thuốc giảm Cholesterol tập thể dục

Tập thể dục giúp tăng lượng Cholesterol tốt

  • Low Density Lipoprotein (LDL), chính là loại Cholesterol xấu mà các loại thuốc giảm Cholesterol hướng tới. Ở những người khỏe mạnh, LDL trong máu luôn ở mức thấp. Những người có lượng LDL cao có nguy cơ lớn mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu, có thể dẫn tới các tai biến nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. LDL cao chủ yếu do chế độ ăn nhiều mỡ, lười tập luyện thể dục.
  • Ngoài ra, còn có một loại Cholesterol khác gọi là Tryglicerid. Đây là một chất béo trung tính trong máu. Người có cả LDL cao kết hợp với Tryglicerid cao có nguy cơ lớn tắc nghẽn mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Có thể kết luận Tryglicerid cũng là một loại Cholesterol xấu.

Lưu ý, khi nói tới giảm Cholesterol, ta cần hiểu rằng đó là giảm các Cholesterol xấu như LDL và Tryglicerid. Hiện nay, các loại thuốc giảm Cholesterol không chỉ hướng tới giảm các Cholesterol xấu mà còn tăng Cholesterol tốt, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình giảm các Cholesterol xấu trong cơ thể.

Chưa có loại thuốc giảm Cholesterol tốt nhất

Có rất nhiều loại thuốc giảm Cholesterol trên thị trường, mang lại các hiệu quả khác nhau. Tuy nhiên, các loại thuốc này vẫn đem đến một sỗ vấn đề mà người bệnh cần quan tâm và cân nhắc khi sử dụng. Đó là các tác dụng phụ của thuốc. Mỗi loại thuốc khác nhau thường đem đến các tác dụng phụ khác nhau, thậm chí có thể mai lại tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng kết hợp.

Nhóm thuốc Statin: 

  • Là nhóm thuốc ức chế hoạt hóa men HGM-CoA-reductase làm giảm quá trình tổng hợp Cholesterol trong tế bào gan và tăng hoạt hoá thụ thể LDL trong máu, do đó giúp giảm Cholesterol xấu.
  • Tác dụng phụ: Thường là tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng, đau đầu… Trong một số trường hợp, việc sử dụng thuốc có thể dẫn tới tình trạng tăng men gan. Không nên sử dụng thuốc cho các bệnh nhân có vấn đề về gan, cơ bắp. Lưu ý, thuốc Lipobay (Cerivastatin) thuộc nhóm Statin hiện nay đã ngừng bán trên thị trường do gây tác dụng phụ nguy hiểm về cơ bắp khi dùng kêt hợp với các dẫn xuất Fibrat.
Thuốc giảm Cholesterol statin

Statin thường xuyên được sử dụng để giảm Cholesterol

Các thuốc gắn acid mật:

  • Loại thuốc gắn kết mật thường được sử dụng trong giảm Cholesterol hiện nay là Cholestyramine và Colestipol. Thuốc hoạt động theo cơ chế tăng chuyển hóa Cholesterol thành acid mật trong gan, qua đó giảm lượng Cholesterol tích tụ trong gan. Thuốc có khả năng giảm 30% lượng Cholesterol xấu, tăng 5% Cholesterol tốt. Tuy nhiên, thuốc cũng làm tăng Tryglicerid, nên không được sử dụng khi Tryglicerid tăng cao.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng thường gặp của loại thuốc giảm Cholesterol này là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nóng ruột, táo bón… Khi dùng kết hợp với các loại thuốc khác sẽ làm giảm hấp thu, hiệu quả của thuốc đó.

Dẫn xuất Fibrat:

  • Các loại thuốc dẫn xuất Fibrat thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp tăng Tryglicerid do giúp giảm 20-50% lượng Tryglicerid và tăng 10-15% lượng Cholesterol tốt. Do đó, thuốc kết hợp rất tốt với các thuốc gắn acid mật.
  • Tác dụng phụ: Các thuốc dẫn xuất Fibrat đem lại hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên lại mang đến các tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, buồn nôn, sưng phù mặt, mẩn ngứa, tăng men gan… thậm chí tăng nguy cơ bị sỏi mật.

Nicotinic acid (Niacin):

  • Niacin là một loại Vitamin có tác dụng ức chế gan sản xuất Cholesterol. Khi sử dụng như một loại thuốc giảm Cholesterol, Niacin giúp loại bỏ tới 25% Cholesterol xấu và tăng 15-35% Cholesterol tốt.
  • Tác dụng phụ: Khi sử dụng Niacin, hầu như tất cả các bệnh nhân đều cảm giác đỏ bừng da. Các tác dụng phụ khác bao gồm: mẩn ngứa, buồn nôn, đầy bụng, hạ huyết áp, tăng men gan… Không sử dụng thuốc với các bệnh nhân bị Goutte, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, đái tháo đường.

Sử dụng thuốc giảm Cholesterol không phải là cách duy nhất

Những người có lượng Cholesterol trong máu cao nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, lười tập thể dục, béo phì. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn hợp lý, tăng cường rèn luyện thể dục sẽ góp phần rất lớn giúp giảm Cholesterol trong máu.

Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm có khả năng giảm Cholesterol được bào chế bằng thành phần tự nhiên, vừa đem lại hiệu quả mà không sợ các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Cao Atiso Sapa là sản phẩm của công ty TNHH MTV Traphacosapa, có nguồn gốc từ cây Atiso Sapa, mang lại tác dụng giảm Cholesterol trong máu rất hiệu quả.

Cao actiso sapa máu nhiễm mỡ uống thuốc gì

Cao actiso sapa

Không chỉ vậy, sản phẩm còn mang tới nhiều tác dụng to lớn khác như: Thanh nhiệt, giải độc, cải thiện chức năng gan, giảm mỡ, béo phì, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư…

Cao Atiso Sapa hiện đang được công ty Vitafood phân phối độc quyền trên phạm vi cả nước và có mặt rộng rãi tại các hệ thống đại lý, nhà thuốc. Để được tư vấn Miễn phí và đặt mua hàng Nhanh nhất, gọi ngay đến Hotline: 024 38 687 687

Xem ngay các bài viết liên quan dưới đây để tìm hiểu thêm về thuốc giảm Cholesterol

Chia sẻ bài viết trên mạng xã hội:Share on Facebook0Share on Google+0Tweet about this on Twitter0Share on LinkedIn0

Bình luận

DMCA.com Protection Status