Bà bầu nổi mề đay do nguyên nhân nào? – Cách trị mề đay cho bà bầu

Bà bầu nổi mề đay

Các bà bầu nổi mề đay thường rất lo lắng và không biết làm sao để hiện tượng đó biến mất. Tham khảo bài viết sau đây nhé. 

Mang thai là một niềm hạnh phúc là niềm vui của tất cả các bà mẹ và toàn thể gia đình. Thời kỳ mang thai 9 tháng 10 ngày bà mẹ cần trải qua vô vàn khó khăn, trở ngại và thay đổi nội tiết dẫn tới nhiều tình trạng như tăng cân, da căng và rạn, có nhiều bà bầu còn nổi mề đay mẩn ngứa khắp vùng da cơ thể. Những vấn đề này giúp cơ thể bà bầu thấy khó chịu, ngứa ngáy và tinh thần giảm sút. Tuy nhiên, các bà bầu không cần quá lo lắng vì bệnh mề đay mẩn ngứa sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần. Vậy làm sao để làm giảm tình trạng mẩn ngứa này? Có cách chữa mề đay cho bà bầu hay không? Bà bầu nổi mề đay cần làm gì? Bài viết sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh nổi mề đay này.

1. Nguyên nhân khiến các bà bầu nổi mề đay

Nguyên nhân khiến bà bầu nổi mề đay

Nguyên nhân khiến bà bầu nổi mề đay

Bệnh mề đay là một bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là các bà bầu. Về cơ bản, mề đay có các đặc điểm sau: xuất hiện những nốt mẩn đỏ, vết sần sưng nổi trên bề mặt da, thường mọc thành từng mảng hoặc rải rác ở các vùng như bụng, ngực, hông, đùi, tay, chân… gây cảm rác ngứa và rất khó chịu. Bệnh sẽ xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày rồi sẽ biến mất, nhưng có khi lại xuất hiện lại. Khi gặp tình trạng bệnh này, các bà bầu tuyệt đối không được gãi, vì khi đó sẽ làm tổn thương tới da gây trầy xước, chảy máu, có khi cần dẫn tới viêm da và bệnh có thể nặng hơn. Để điều trị bệnh được triệt để cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến các bà bầu nổi mề đay mẩn ngứa. Một số nguyên nhân hay gặp như sau:

  • Trong quá trình mang thai, bà bầu bị thay đổi nội tiết tố nên sẽ khó tránh khỏi hiện tượng này
  • Do thực phẩm: thay đổi nội tiết nên một số bà bầu cũng gặp tình trạng bị dị ứng với các loại hải sản tôm, cua, ốc… Một số món ăn trước khi mang bầu có thể không bị dị ứng nhưng khi có bầu bị dị ứng là điều có thể xảy ra.
  • Thời tiết thay đổi cũng khiến cho cơ thể bà bầu không kịp thích nghi dẫn tới hiện tượng mẩn ngứa, mẩn đỏ, dị ứng.
  • Quần áo quá trật, chất liệu vải cứng, mặc cọ xác vào da
  • Nhiễm trùng: khi mang bầu, độ pH thay đổi, là thời điểm thích hợp cho các loại vi khuẩn phát triển và tấn công. Lúc này bà bầu có thể bị một số bệnh do nhiễm vi khuẩn như: viêm họng, viêm mũi, sâu răng, viêm bộ phận sinh dục, viêm đường tiểu…
  • Môi trường: đây là yếu tố không thể bỏ qua, bụi môi trường, phấn hoa, bụi lông thú cũng là nguyên nhân khiến bà bầu nổi mề đay.
  • Thuốc: khá nhiều loại thuốc có thể gây dị ứng, mẩn ngứa cho bà bầu vậy nên cần đặc biệt lưu ý trước khi sử dụng.

Ngoài ra, các động vật nuôi hay côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu dị ứng nổi mề đay cần chú ý.

2. Bà bầu nổi mề đay có gây ảnh hưởng tới thai nhi không?

Một số ảnh hưởng tới thai nhi khi bà bầu nổi mề đay

Bà bầu nổi mề đay là không đáng lo ngại nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn tới một số ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Vì khi virut mề đay xâm nhập vào cơ thể sẽ khống chế hạch phân chia làm cho các sắc thể bị đứt, rồi tiến sâu vào thai nhi qua nhau thai và gây ảnh hưởng tới thai nhi.

Theo các nhà khoa học, đáng ngại nhất là virut mề đay có thể khiến thai nhi gặp một số bệnh bẩm sinh nhưng việc biến đổi thành bệnh lý ở thai nhi không mất rõ ràng. Lúc này khó có thể phát hiện để điều trị kịp thời. Một số bệnh bẩm sinh thai nhi do virut mề đay gây ra như:

  • Đục thủy tinh thể, viêm võng mạc mắt, mắt lác
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Viêm phổi virut
  • Thiếu máu, dị dạng tiểu não
  • Hở hàm ếch, nói lắp
  • Ngón tay, ngón chân ngắn

Loại virut mề đay là khá nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy với những phụ nữ có ý định có thai cần có công tác bảo vệ và dự phòng bệnh sớm và với những bà bầu bị dị ứng nổi mề đay cần điều trị tận gốc sớm nhất có thể.

3. Cách chữa mề đay cho bà bầu

Nổi mề đay ở bà bầu gặp ở rất nhiều người và không có cách nào có thể ngăn chặn các triệu chứng của nổi mề đay. Những nốt mẩn đỏ, mẩn ngứa mọc trên da khiến các bà bầu thấy vô cùng khó chịu nhưng lại không thể ngăn chặn nó xảy ra. Tất cả các bà bầu cần làm là tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể loại bỏ tác nhân gây bệnh đó và tìm cách để kiểm soát không cho bệnh nặng hơn.

Theo các nghiên cứu cho thấy, khi các bà bầu nổi mề đay thường tìm tới các loại thuốc tân dược có tác dụng điều trị cấp tính. Tuy nhiên, không phải loại thuốc tân dược nào cũng có thể phù hợp với bà bầu, sử dụng thuốc không theo chỉ định của các bác sĩ còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho thai nhi.

Sau đây là một số cách trị mề đay cho bà bầu mà các chị có thể tham khảo:

  • Sử dụng bài thuốc lá khế: rửa sạch 500g lá khế chua, cho vào máy xay hoặc giã lá khế vắt lấy nước rồi dùng vải mỏng thấm lên vùng da bị mẩn ngứa. Hoặc có thể cho lá khế vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút rồi đợi nước ấm lấy khăn thấm lên vùng da bị mề đay. Cách làm này khá hiệu quả do lá khế chua có tính mát, lại có tác dụng làm sạch, chống viêm…
  • Sử dụng trà thảo dược: theo các bác sĩ và các bà bầu truyền tai nhau cho thấy việc sử dụng trà thảo dược để điều trị bệnh mề đay ở bà bầu mang lại hiệu quả rất tuyệt vời. Kinh nghiệm của các bà bầu nổi mề đay đã trải qua như sau: dùng 1-2 gói trà phun sương Actiso Sapa pha với 250ml nước sôi, khuấy tan rồi đợi nước âm ấm, dùng khăn mỏng thấm nước trà rồi đắp lên vùng da bị dị ứng mẩn ngứa khoảng 30 phút. Cực kỳ bất ngờ khi các nốt mề đay đã dần biến mất, không còn cảm giác ngứa ngáy khó chịu nữa. Các bà bầu nổi mề đay nên sử dụng trà phun sương Actiso Sapa của VITAFOOD để có hiệu quả tốt nhất.

Trà phun sương Actiso Sapa

  • Uống nhiều nước trái cây, ăn nhiều rau xanh và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Đây là một số cách chữa mề đay cho bà bầu cực an toàn và mang lại hiệu quả cao. Các bà bầu nổi mề đay có thể tham khảo và làm theo sẽ giúp điều trị bệnh mề đay dứt điểm mà không để lại tác dụng phụ.

Nguồn: http://www.vitafood.net/

Chia sẻ bài viết trên mạng xã hội:Share on Facebook0Share on Google+0Tweet about this on Twitter0Share on LinkedIn0

Bình luận

DMCA.com Protection Status